Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì? Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong những căn bệnh nam khoa khá phổ biến ở nam giới. Nếu bạn không khám và điều trị sớm hoàn toàn có thể để lại những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của chính mình. Thế nhưng không phải ai cũng có những kiến thức cần thiết về bệnh lý này. Các bác sỹ của Nhà Hộ Sinh A sẽ giải đáp cho bạn một cách cụ thể về vấn đề này đồng thời tư vấn về phương pháp điều trị một cách hiệu quả nhất.
Đối với nam giới, tinh hoàn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định đến khả năng sinh sản. Những bệnh lý liên quan đến tinh hoàn nếu như không được chủ động can thiệp sẽ rất dễ ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục cũng như khả năng sinh sản. Nhiều nam giới gặp phải tình trạng vô sinh hiếm muộn xuất phát từ bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh. Trong số các cặp vợ chồng bị vô sinh thì 50% nguyên nhân là xuất phát từ căn bệnh này.
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn bất thường của đám rối tĩnh mạch trong bìu. Cơ chế bình thường của tuần hoàn máu chính là máu từ tĩnh mạch tinh hoàn được đổ về tĩnh mạch thận để quay trở lại tim. Thế nhưng do hệ thống van yếu hoặc không có van nên tĩnh mạch không thể kiểm soát được dòng máu, chính vì thế mà xảy ra hiện tượng trào ngược máu từ đám rối tĩnh mạch nằm trong bìu.
Bệnh lý này thường gặp nhiều ở bên trái hơn so với bên phải. Nguyên nhân là vì bên trái là nơi tập trung nhiều hệ thống tĩnh mạch. Đặc biệt do cấu trúc giải phẫu của tĩnh mạch tinh phải ngắn và đổ xéo góc vào tĩnh mạch chủ dưới trong khi đó tĩnh mạch tinh trái dài hơn và đổ gần như vuông góc vào tĩnh mạch thận, ngoài ra có một số trường hợp giãn tĩnh mạch tinh do không có van hoặc hệ thống van tĩnh mạch bị suy yếu.
Có nhiều giả thiết được đặt ra để xác nhận về nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh nhưng chưa có nguyên nhân nào được công nhận hoàn toàn. Tuy nhiên nguyên nhân được nhiều chuyên gia xác nhận chính là tình trạng tổn thương ở tinh hoàn gây nên. Một số trường hợp có thể là do bẩm sinh.
Đa số nam giới gặp phải tình trạng này thường không có những triệu chứng rõ nét. Thường chỉ phát hiện khi khám nam khoa hoặc khám vô sinh. Bệnh lý sẽ phát triển theo thời gian, nếu như không có can thiệp bệnh sẽ không thể kiểm soát được.
Hình ảnh giãn tĩnh mạch thừng tinh thực tế
Những triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh điển hình là:
- Xuất hiện triệu chứng đau tức ở bìu, có cảm giác khó chịu
- Triệu chứng đau tức có thể tăng lên nếu đứng hoặc ngồi lâu một chỗ
- Cảm giác đau này có thể giảm đi nếu nam giới nằm ngửa nghỉ ngơi
- Thể tích tinh hoàn nhỏ hơn so với bình thường
- Hệ thống tĩnh mạch phía trên tinh hoàn bị giãn, khi sờ vào có cảm giác như búi giun.
- Khi tiến hành làm xét nghiệm có thể cho kết quả nồng độ testosterone trong máu giảm
Dễ nhận thấy bệnh gây nên những bất thường trong sinh hoạt hàng ngày. Không chỉ thế tình trạng này có thể để lại những biến chứng hết sức nguy hiểm đối với sức khỏe và khả năng sinh sản. Hãy cảnh giác với những biến chứng của bệnh cụ thể là:
- Teo tinh hoàn: sau khi diễn ra tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh, các van không hoạt động tốt có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tinh hoàn. Điều này làm ứ đọng máu và lâu dần gây nên tình trạng teo tinh hoàn.
- Vô sinh: teo tinh hoàn sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tinh hoàn và đặc biệt đây còn là một trong những nguyên nhân làm giảm sút quá trình sinh tinh do không đủ lượng máu cần thiết cho tinh hoàn hoạt động. Điều này có thể khiến các ống sinh tinh không hoạt động và gây giảm sút nghiêm trọng số lượng và chất lượng của tinh trùng
Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng cách nào?
Về điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh cần phải dựa trên tình trạng bệnh lý, từ đó các bác sỹ chuyên khoa sẽ có những chỉ định cụ thể nhất về việc điều trị. Thông thường đối với những trường hợp bệnh nặng việc điều trị cụ thể là can thiệp nội khoa bằng thuốc và cần có quá trình theo dõi sát sao.
Trong trường hợp mức độ giãn nặng cần phải can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa nhằm thắt tĩnh mạch, đưa tinh hoàn trở về trạng thái bình thường.
Thời gian phẫu thuật chỉ từ 30-60 phút, đường mổ ở vùng bẹn hay bụng dưới, tĩnh mạch sau đó được cắt và cột lại. Thời gian hồi phục sau khi mổ là 2 – 3 giờ. Quá trình phẫu thuật cần phải được thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị tiên tiến để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả nhất.
Nếu còn có thắc mắc nào khác về bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh bạn hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] các chuyên gia y tế của Nhà Hộ Sinh A sẽ giải đáp cụ thể hoặc gọi điện thoại về số máy: (024) 38.255.599 – 083.66.33.399 để được tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí.