TRÒ CHUYỆN CÙNG CHUYÊN GIA

SÁNG: 8H00-12H00 / CHIỀU: 13H30 - 20H30

0243 825 5599 - 083 6633 399

ĐƠN VỊ CÔNG LẬP

TRỰC THUỘC
TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN HOÀN KIẾM

TRANG CHỦ > NAM KHOA > Bị hẹp bao quy đầu ở trẻ em phải làm sao? Hình ảnh dấu hiệu và cách nhận biết

Bị hẹp bao quy đầu ở trẻ em phải làm sao? Hình ảnh dấu hiệu và cách nhận biết

Bị hẹp bao quy đầu ở trẻ em phải làm sao? Hình ảnh dấu hiệu và cách nhận biết
5 (100%) 2 votes

Đánh giá bài viết

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là vấn đề khá phổ biến. Nhiều bậc phụ huynh thường bối rối khi không biết bị hẹp bao quy đầu ở trẻ em phải làm sao? Hình ảnh dấu hiệu và cách nhận biết như nào để kiểm tra tình trạng con mình có bị hẹp bao quy đầu không. Bài viết dưới đây sẽ giúp cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết nhất về hẹp bao quy đầu ở trẻ em.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em có tác hại gì?

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em có tác hại gì

Dài hoặc hẹp bao quy đầu là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ em ở thời kì phát triển cũng như nam giới trong độ tuổi sinh sản. Khi trẻ mới được sinh ra, phần lớn trẻ em sẽ bị dài hẹp bao quy đầu do chưa có sự phân cách giữa bao quy đầu và quy đầu.  Theo thời gian, trẻ sẽ có sự phân tách giữa 2 bộ phận này. Theo thống kê, khoảng 90% bé trai mới sinh bị hẹp bao quy đầu, từ 1 – 3 tuổi còn 45%, từ 4 – 15 tuổi còn 10%, sau 15 tuổi còn 4% bị hẹp bao quy đầu.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em gây ra nhiều tác hại như sau:

  • Khó tiểu, bí tiểu, tiểu rắt. Nếu trường hợp này xảy ra ở trẻ đã có nhận thức thì sẽ gây tâm lý sợ đi tiểu, lâu ngày sẽ biến chứng thành những bệnh lý về thận.
  • Hẹp bao quy đầu lâu ngày sẽ gây biến chứng viêm bao quy đầu khiến trẻ bị tiểu buốt, các tác nhân gây hại có thể gây viêm nhiễm ngược dòng lên đường tiết niệu, bàng quang, thận,…
  • Ngoài ra trẻ bị hẹp bao quy đầu còn khiến dương vật của trẻ không phát triển được tối đa do sự “bao bọc” của bao quy đầu.

Cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Để con mình không mắc phải những vấn đề nêu trên, các bậc phụ huynh cần nắm rõ cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em như sau:

  • Bao quy đầu không lộn được hoặc khó lộn ra cho con khi tắm.
  • Trẻ thường bị phồng bao quy đầu khi đi tiểu. Nguyên nhân là do bao quy đầu bị hẹp khiến nước tiểu không chảy ra kịp gây trường hợp ứ đọng.
  • Trẻ bị viêm nhiễm da quy đầu, như sưng tấy, đau rát khiến sinh hoạt của trẻ rất khó khăn.
  • Khi vệ sinh cho bé thấy dương vật có mùi hôi đặc trưng. Việc hẹp bao quy đầu khiến vấn đề vệ sinh tắm rửa cho dương vật rất khó khăn, lâu ngày sẽ sinh mùi.
  • Đối với trẻ vị thành niên thì dương vật bé và ngắn do bao quy đầu ôm chặt khiến dương vật không phát triển được.

Hình ảnh hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ

Hình ảnh hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Hình ảnh hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Bao quy đầu bịt chặt lỗ tiểu của trẻ

Bao quy đầu bịt chặt lỗ tiểu của trẻ

Hep bao quy đầu hoàn toàn và không hoàn toàn ở trẻ nhỏ

Hep bao quy đầu hoàn toàn và không hoàn toàn ở trẻ nhỏ

Một vài trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ em khác

Một vài trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ em khác

Sưng tấy, nhiễm trùng bao quy đầu ở trẻ do không vệ sinh được

Sưng tấy, nhiễm trùng bao quy đầu ở trẻ do không vệ sinh được

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em gây khó khăn khi đi tiểu

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em gây khó khăn khi đi tiểu

Trẻ bị hẹp bao quy đầu phải làm sao

Trẻ bị hẹp bao quy đầu phải làm sao

Cách để cải thiện tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ em sẽ phụ thuộc vào độ tuổi mà từ đó lựa chọn phương án thích hợp:

  • Đối với trẻ dưới 4 tuổi: Nếu trẻ bị hẹp nhẹ thì cha mẹ nên thực hiện động tác tuột bao quy đầu hàng ngày cho bé khi tắm, mỗi ngày xuống sâu hơn một chút để sau này có thể tuột được hẳn, sau khi bé đủ tuổi thì có thể cho đi làm thủ thuật cắt bao quy đầu. Các chuyên gia khuyên bậc phụ huynh không nên cắt bao quy đầu cho trẻ còn quá nhỏ, khi đó sức đề kháng của trẻ còn yếu nên nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu, phù nề, tổn thương quy đầu hoặc niệu đao. Ở độ tuổi này, phụ huynh nên chú trọng việc vệ sinh hàng ngày cho trẻ.
  • Trẻ trên 8 tuổi: Ở độ tuổi này nếu bị hẹp bao quy đầu hoàn toàn hoặc không hoàn toàn thì đã có thể thực hiện thủ thuật cắt bao quy đầu.
  • Với nam giới ở độ tuổi dậy thì: hẹp bao quy đầu sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều khả năng phát triển của dương vật, nếu không điều trị sớm thì dương vật sẽ không phát triển đủ độ lớn và dễ gây các bệnh lý viêm nhiễm.

Có thể bạn đọc cũng từng đọc qua các phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu mà không cần cắt như nong bao quy đầu hoặc bôi thuốc làm giãn bao quy đầu. Nhưng phương pháp này chỉ có hiệu quả tạm thời và tốn nhiều thời gian. Ngoài ra, việc nong bao quy đầu rất dễ bị nhiễm trùng, khi đó việc điều trị sẽ rất phức tạp.

Để khắc phục hẹp bao quy đầu ở trẻ em tốt nhất là phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp để cải thiện tình trạng.

Nếu còn bất kì thắc mắc nào về những vấn đề bao quy đầu của trẻ em hoặc nam giới trưởng thành thì bạn có thể gửi câu hỏi đến hòm thư Tư vấn trực tuyến để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu thăm khám thì có thể gọi điện tới số máy (024). 38.255.599 – 083.66.33.399 để đặt lịch hẹn với bác sĩ của Nhà Hộ Sinh A – TTYT Hoàn Kiếm Hà Nội.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

ĐẶT HẸN

100% BỆNH NHÂN AN TÂM ĐIỀU TRỊ

ĐƠN VỊ
UY TÍN

BÁC SỸ
CHUYÊN KHOA

KỸ THUẬT
TIÊN TIẾN

Y HỌC
TÂN TIẾN

BẢO MẬT
THÔNG TIN

THỜI GIAN LÀM VIỆC:
SÁNG: 8H00-12H00 CHIỀU: 13H30 - 20H30

0243 825 5599 - 083 663 3399

Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm

Nhà hộ sinh A - 36 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội